Thực nghiệm chứng minh: Ruồi có thể truyền lây virus ASF

| Ngày19/08/2019

Về lý thuyết heo có thể bị nhiễm dịch tả heo châu phi (ASF) bởi ăn ruồi nhiễm virus. Các nhà nghiên cứu Đan Mạch đã đưa ra kết luận trên sau khi thực hiện một thử nghiệm thực tế với ruồi. Kết quả của nghiên cứu có thể giải thích sự bùng phát dịch ASF vào mùa hè ở một trại có an toàn sinh học cao ở bang Baltic của nước này.

 

Bác sỹ thú y Rene Bødker đã làm việc trên nhiều đàn nhiễm ASF ở Baltic và các nước Đông u, ông cũng liên kết với viện thú y quốc gia và đại học Đan Mạch trong một thời gian dài để tìm ra những yếu tố ảnh hưởng đến sự nhiễm bệnh giữa các đàn, điều này có thể giúp những đàn sạch bệnh không bị tấn công bởi virus. ASF thường được biết đến lây lan bằng cách tiếp xúc trực tiếp giữa heo bệnh và heo khỏe hoặc heo ăn phải thức ăn chứa virus.

Cận cảnh loài ruồi Stomoxys calcitrans, loài ruồi được sử dụng trong nghiên cứu.
Cận cảnh loài ruồi Stomoxys calcitrans, loài ruồi được sử dụng trong nghiên cứu.

Trong quá trình làm việc tại trại heo, ông đã để ý đến vai trò của ruồi đối với truyền lây ASF. Ông nói: “Những trang trại ở Baltic có an toàn sinh học rất chặt chẽ - nhiều trại còn tốt hơn những trại điển hình ở Đan Mạch. Mỗi trại đều có hàng rào bao xung quanh. Không sử dụng xe tải chở thức ăn, động vật vào trại. Gần đây họ lắp đặt hệ thống lọc ruồi ở hệ thống thông gió để tránh lây nhiễm ASF nhưng trại vẫn bị nhiễm. Ruồi rất khó để giữ chúng không bay vào chuồng. Một khả năng đưa ra là ruồi đã nhiễm virus ASF có vai trò như một vecto truyền bệnh và thực tế cho thấy dường như tỷ lệ nhiễm bệnh cao hơn vào những tháng mùa hè”

 

Sự bùng phát dịch không thể đoán trước được ở những trại được bảo vệ cao như thế càng cung cấp thêm lý do khiến Bødker nghi ngờ đến vai trò của ruồi. Ông nói: “ở tất cả các quốc gia nghiên cứu, quần thể heo rừng bị nhiễm virus ASF được tìm thấy di chuyển bên ngoài trại kín. Các nhóm heo rừng khác nhau bị nhiễm bằng cách tiếp xúc trực tiếp nhưng vai trò của việc ruồi hút máu heo cũng có thể xảy ra. Tuy nhiên, ruồi không có khu vực sinh sống rộng lớn”

 Ruồi được nhốt cùng máu heo bị nhiễm ASF
Ruồi được nhốt cùng máu heo bị nhiễm ASF

Ruồi được coi như một vecto truyền bệnh cơ học

Loài ruồi hút máu (họ Tabanidae) còn được gọi là vector truyền bệnh cơ học đối với một số virus gây bệnh. Chúng sống bán thủy sinh ở ngoài trang trại nơi chúng có thể tiếp xúc với heo rừng bị nhiễm ASF trước khi bay vào chuồng heo nuôi.

 

Những con ruồi này thường không sống và sinh sản trong chuồng heo nhà nhưng chúng đủ lớn để heo đuổi và ăn phải hoặc vô tình nuốt phải khi đang ăn nếu chúng bay vào chuồng heo. Đây có thể là con đường truyền bệnh từ heo rừng sang heo nhà và có thể giải thích sự bùng phát dịch lớn ở châu u trong những tháng mùa hè. .

 

Để kiểm tra giả thuyết đó, Bødker và đồng nghiệp đã thử nghiệm gây nhiễm virus ASF cho heo bằng cách cho chúng ăn ruồi được nuôi bằng máu của heo nhiễm bệnh trước đó.

 

 

Thực hiện thí nghiệm: Gây nhiễm bằng cách cho ăn ruồi chứa virus ASF

Các nhà nghiên cứu sử dụng ruồi nhỏ hơn (Stomoxys calcitrans) do chúng dễ bị bắt và ăn bởi heo. Thí nghiệm cho thấy heo dễ dàng bị nhiễm virus ASF khi ăn ruồi đã được cho ăn máu nhiễm virus trước đó. Nghiên cứu có 3 nhóm, mỗi nhóm có 4 heo:

 

- Nhóm 1: nhóm đối chứng dương được bơm trực tiếp vào miệng máu chứa virus liều 5log10 TCID50.

 

- Nhóm 2: Được cho ăn huyễn dịch nghiền của 20 con ruồi, liều virus 5.1-5.3 log10TCID50.

 

- Nhóm 3: Được cho ăn bánh mềm bên trong chứa 20 con ruồi còn nguyên.

 

Ở nhóm 1, có ba heo biểu hiện triệu chứng lâm sàng điển hình của ASF như sốt, bỏ ăn,ủ rũ, co giật, nôn mửa…) từ ngày thứ 6 đến 17. Ba heo trong nhóm 1 sẽ bị giết lần lượt vào ngày 9,15 và 17 sau khi bơm trực tiếp virus vào miệng. Ba heo này đều phát hiện DNA của virus ASF trong máu. Còn một heo cuối cùng khỏe mạnh nhưng vẫn có virus trong máu. 

René Bødker đang làm trống một cái bẫy ruồi ở khu vực chôn heo nhiễm ASF ở Baltics
René Bødker đang làm trống một cái bẫy ruồi ở khu vực chôn heo nhiễm ASF ở Baltics

Ở nhóm 2 và 3 tổng 7 con heo có biểu hiện lâm sàng của ASF từ ngày 5-6 hoặc 11-13. Chúng bị giết ở ngày 7 và 12-14.Bảy heo này còn có DNA của virus ASF trong máu và mẫu huyết thanh.

 

Chỉ một heo trong nhóm 2 và 3 không có biểu hiện lâm sàng của ASF trong thời gian thử nghiệm và không phát hiện DNA virus ASF trong máu sau khi thử nghiệm. Không có kháng thể kháng virus ASF trong huyết thanh của tất cả 12 heo thử nghiệm. Trong mỗi nhóm thời gian nhiễm khác nhau chỉ ra rằng chỉ có 25% heo (nhóm 1) và 50% (nhóm 2 và 3) bị nhiễm ASF do nuốt phải virus. Những heo con lại có khả năng là bị nhiễm bệnh do tiếp xúc với heo nhiễm virus qua đường miệng trong nhóm.

 

Liều lượng, loại ruồi và khoảng cách

Theo một nghiên cứu trước đây về chủ đề này, một con ruồi có thể mang 3.8-4.0 log10TCID50 virus ASF tương đương với liều gây nhiễm qua đường miệng. Nếu tính đến lượng máu mà ruồi S.calcitrans đã ăn thì chúng cắn một heo để nhiễm ASF có hiệu giá virus trong máu khoảng 5.8 log10TCID50. Với heo yếu có thể bị nhiễm với liều thấp hơn. Ruồi Tabanidae có thể mang lượng máu gấp 5 lần ruồi nhà nên có nguy cao cơ hơn đối với heo.

 

Bødker và nhóm nghiên cứu của ông ta dự đoán rằng không có khả năng heo nuốt phải ruồi ăn máu chứa virus là con đường truyền lây virus ASF giữa heo rừng và heo nhà trong chuồng nuôi. Tuy nhiên kết quả lại chỉ ra là ruồi Stomoxys có thể là đường truyền bệnh ở khoảng cách ngắn trong khi các loài ruồi to hơn như Tabanidae có thể giải thích sự truyền bệnh ở khoảng cách xa hơn (ví dụ từ heo rừng vào trại).

Ruồi đang hút máu một heo đã được gây mê
Ruồi đang hút máu một heo đã được gây mê

Kết quả ở Phòng thí nghiệm - không có tính thực tế

Nhận xét về kết quả, Bødker nói, “heo có thể bị nhiễm bằng cách ăn ruồi chứa virus ASF trong điều kiện phòng thí nghiệm nhưng không có nghĩa là điều này xảy ra dễ dàng trong đàn heo ở điều kiện thực địa. Con đường lây nhiễm chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố trong trại và có lẽ điều này giải thích tính lây lan không đồng nhất giữa các đàn ở các quốc gia nhiễm ASF. Những nghiên cứu mới cần được thực hiện để hiểu rõ con đường lây nhiễm giữa các đàn heo”

 

“Chắc chắn là sẽ có những con đường lây nhiễm khác của ASF, chúng ta cần thêm các nghiên cứu mới để tìm ra con đường lây nhiễm chính. Cho đến khi chúng ta có một loại vaccine phòng bệnh, có thể rất tốn kém cho nông dân thì hiện tại có thể đối phó với ASF bằng những cách quản lý đỡ tốn kém hơn như ngăn chặn ruồi trong trại. Ví dụ ở những đàn heo lớn ở Baltic và các nước Đông u nơi mà có nhiều heo rừng hoạt động xung quanh trại, người nuôi có thể cân nhắc có nên đầu tư hệ thống ngăn ruồi vào trang trại hay không”

 

Ông kết luận, “sự di chuyển của các loài heo rừng cũ và mới xung quanh khu vực trang trại cũng làm tăng nguy cơ ngành chăn nuôi phơi nhiễm với virus ASF. Đây là lý do vì sao ngành chăn nuôi heo Đan Mạch và chính quyền Đan Mạch đã quyết định xây dựng một hàng rào biên giới giữa Đức và Đan Mạch để ngăn chặn sự di chuyển của heo rừng. Nếu chúng ta ngăn chặn được heo rừng, chúng ta cũng ngăn được ruồi bị nhiễm virus ASF không vào trong trại”

 

Virus ASF có thể tồn tại trong ruồi trong 3 ngày.

Một nghiên cứu khác của các nhà nghiên cứu Đan Mạch công bố trên Vi sinh vật Thú y về vai trò của ruồi nhà đối với sự truyền lây virus ASF. Các bộ phận khác nhau của ruồi được phân tích sự có mặt của DNA virus và nhiễm virus ở các thời điểm khác nhau sau khi ruồi ăn máu của heo nhiễm virus ASF. Sử dụng kỹ thuật qPCR, DNA virus ASF được phát hiện trong miệng ruồi ít nhất 12 giờ và duy trì ở mẫu đầu và cơ thể ruồi 3 ngày sau khi ăn máu. Họ cũng phát hiện virus nhiễm vào các mẫu cơ thể ruồi ở thời điểm 3 giờ và 12 giờ sau khi cho ăn. Sự hiện diện của virus ASF trong ruồi nhà sau khi ăn máu có virus đã chỉ ra rằng ruồi có khả năng truyền virus ASF.

 

 

VietDVM team    
Nguồn tin: pigprogress

  • Hãy là người đầu tiên bình luận về bài viết này
Bình luận như khách
Hoặc đăng nhập để bình luận
0 / 3000 Giới hạn ký tự
Chuỗi của bạn nên trong khoảng 10-3000 ký tự
Lưu ý: Bình luận của bạn sẽ phải đợi kiểm duyệt trước khi hiển thị.
Điều khoản & Quy định.

 

LIÊN HỆ

VietDVM - Trang thông tin và kiến thức
chăn nuôi thú y uy tín và lớn nhất Việt Nam

Hotline: 0934-671-388  |  Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

  Bạn đang sử dụng VietDVM v3.6
© Bản quyền thuộc về VietDVM™
Ω Vận hành và khai thác bởi công ty CP Ứng dụng & Truyền thông X7PLUS® JSC
Giấy phép số 391/GP-BTTT cấp bởi Bộ Thông tin và truyền thông.
® Website VietDVM.com đã đăng ký Luật bản quyền quốc tế.    DMCA.com Protection Status

 

 

 

  • VietDVM - Trang thông tin và kiến thức Chăn nuôi Thú y uy tín và lớn nhất Việt Nam

    © Bản quyền 2014 - 2020 thuộc về VietDVM™. ¶ Bạn đang sử dụng VietDVM™ v3.6

    ∩ Giấy phép số 391/GP-BTTT cấp bởi Bộ Thông tin và truyền thông.

    ® Website VietDVM.com đã đăng ký Luật bản quyền quốc tế.

    Ω Vận hành và khai thác bởi Công ty CP Ứng dụng và Truyền thông X7PLUS - X7PLUS® JSC

    VPGD: Tầng 8, tòa nhà Hanoi Creative City, Số 1 Lương Yên, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.

    Email: X7PLUS.jsc@gmail.com | Website: www.X7PLUS.com

  • Liên hệ nội dung & kết nối VietDVM:

    Facebook: @congdongVietDVM | Twitter: VietDVM | Likedin: /in/VietDVM

    Hotline: 0934-671-388 | Email: vietdvm@gmail.com

     

    Liên hệ quảng cáo & hợp tác:

    Tel: 0246-2949-951 | 0934-671-388 | vietdvm@gmail.com

  • logo X7PLUS DMCA.com Protection Status