Đường ruột heo con nhà bạn có thực sự khỏe?

| Ngày28/11/2017

Phân tích tình trạng “sức khỏe đường ruột” của heo con thường xuyên là một việc làm thiết yếu của mỗi trang trại chăn nuôi trong chương trình quản lý sức khỏe tổng đàn. Tỷ lệ heo con có đường ruột khỏe mạnh càng cao thì tỷ lệ chuyển đổi thức ăn càng cao.

 

»› Heo bị tiêu chảy và những điều bạn nhất định phải biết

 

Trong chăn nuôi heo mà đặc biệt là heo con, gần một nửa công việc của mỗi trại là phòng ngừa và kiểm soát sức khỏe của đường tiêu hóa chứ không phải là hô hấp. Bài viết này đề xuất một hệ thống các bước để đánh giá sức khỏe đường ruột của heo con trong mỗi trang trại, hy vọng sẽ ít nhiều giúp ích cho quý độc giả của VietDVM trong quá trình chăn nuôi.

 

Hiện nay, có một công cụ rất hiệu quả giúp phân tích sức khỏe đường ruột của 1 nhóm heo con đó chính là tỷ lệ lactobacillus: coliforms. Trước khi cai sữa, lượng vi khuẩn lactobacillus hoặc acid lactic trong heo con cao hơn trong khi số lượng coliforms lại thấp hơn. Sau khi cai sữa, tỷ lệ này được đảo ngược (xem biểu đồ 1 bên dưới) và tùy thuộc vào sự tăng trưởng của coliforms hoặc sự phát triển miễn dịch của heo con mà một bệnh nhiễm trùng đường tiêu hóa có thể phát triển hoặc không (Jensen, 1998, Pieper và cộng sự, 2006).

 

 

Hệ vi sinh vật trong ruột heo con được tạo thành từ các loại vi khuẩn và men trong đường ruột. Những sinh vật này giúp tiêu hóa chất dinh dưỡng, bảo vệ các màng nhầy và chống lại các vi khuẩn gây bệnh khác gọi là vi khuẩn ruột già hoặc là coliforms.

 

Lứa heo con nào càng có nhiều vi khuẩn có lợi trong đường ruột hơn thì tỷ lệ heo con bị tiêu chảy cũng ít hơn vì nồng độ lactobacillus tương ứng với sức khỏe đường ruột tốt.

 

Tỷ lệ lactobacillus:coliforms là một chỉ số khoa học rất được quan tâm. Trong thực tế, chỉ số này được sử dụng trong các thử nghiệm nhằm đánh giá hiệu quả của các chất phụ gia thức ăn và các chất tạo độ acid nhằm mục đích tăng cường khả năng miễn dịch cho vật nuôi.

 

Biểu đồ 1: Số lượng vi khuẩn trung bình trong đường ruột heo con ở các giai đoạn khác nhau sau khi cai sữa.
Biểu đồ 1: Số lượng vi khuẩn trung bình trong đường ruột heo con ở các giai đoạn khác nhau sau khi cai sữa.

 

Làm thế nào để chúng ta xác định được tỷ lệ lactobacillus : coliforms của một quần thể heo con?

 

Trong điều kiện thực địa, cần tiến hành phân tích một nhóm heo con để xác minh tình trạng sức khỏe đường ruột của toàn trang trại, nhưng làm thế nào để chúng ta có thể lấy mẫu và phân tích? Lấy bao nhiêu mẫu thì đủ đại diện? sử dụng phương pháp nào để phân tích cho ra kết quả chính xác nhất?

 

Việc thu thập các mẫu đại diện cho một quần thể heo là việc làm ưu tiên hàng đầu. Chẳng hạn như ở một trang trại với 1000 heo nái, mỗi tuần sẽ sản xuất ra khoảng 500 heo con, số mẫu cần lấy ít nhất là 19 con. Việc lấy mẫu như thế này cho phép chúng ta phát hiện với tổng số 500 con heo bị nhiễm bệnh đó, có ít nhất một cá thể bị nhiễm bệnh, với mức độ tin cậy là 95% và giả sử tỷ lệ tối thiểu dự kiến là 15% heo con bị tiêu chảy.

 

Mẫu cần lấy là 100 gram phân của heo con sau khi cai sữa 1-2 tuần tuổi, mẫu phải được đặt trong một túi vô trùng, giữ trong tủ lạnh và phân tích trong vòng 6 tiếng trở lại sau khi lấy mẫu. Loại phân tích sử dụng trong phòng thí nghiệm là CFU (colony forming units) để tính lượng coliformslactobacillus. Thạch agar để nuôi cấy vi khuẩn trong phòng thí nghiệm phải là loại phù hợp với từng vi khuẩn 1.

 

Chuồng heo cai sữa.
Chuồng heo cai sữa.

Cách giải thích kết quả.

 

Mục tiêu chính của chúng tôi là tỷ lệ lactobacillus:coliforms phải đạt 1,3 trở lên. Trong đó lượng lactobacillus trong ruột già thu được từ trực tràng lớn hơn 9 log cfu/g và coliforms nhỏ hơn 7 log cfu/g. Nếu tỷ lệ này dưới 1,3 thì có thể kết luận quần thể heo con đó đã bị tiêu chảy hoặc nguy cơ tiêu chảy cao.

 

Sau khi phân tích kết quả, điều quan trọng là phải ứng dụng được vào trong thực tế. nghĩa là, nếu tỷ lệ lactobacillus: coliform của khoảng 15% mẫu trở lên mà thấp hơn 1,3 thì quần thể heo con đó có nguy cơ cao mắc các bệnh tiêu chảy và khi đó, các biện pháp phòng ngừa phải được ưu tiên hàng đầu. Ngược lại, khi lượng động vật mẫu có tỷ lệ lactobacillus: coliform nhỏ hơn 1,3 mà thấp hơn hoặc bằng 5% thì đường ruột của quần thể heo con đó được coi là khỏe mạnh.

 

Thảo luận - hỏi đáp

 

Bao lâu thì tôi nên kiểm tra tỷ lệ này 1 lần?

 

Theo các nghiên cứu thực tế cho thấy, tần suất phân tích đường ruột heo con nên là 3 tháng 1 lần với cách lấy mẫu ngẫu nhiên. Ngoài ra, khi thay đổi công thức thức ăn cho heo con, ta cũng nên tiến hành kiểm tra chỉ số lactobacillus: coliform để đánh giá hiệu quả của công thức mới.

 

Kết luận.

 

Nếu sức khỏe đường ruột của heo con tốt, tỷ lệ chuyển đổi thức ăn sẽ cao hơn, cho năng suất chăn nuôi tốt hơn.

 

Để đảm bảo tỷ lệ chuyển đổi thức ăn luôn được tối ưu, cần hạn chế tối đa sự tiếp xúc của heo với các mầm bệnh kể cả đường tiêu hóa hay hô hấp. Do đó, việc duy trì hệ vi sinh vật đường ruột ở trạng thái cân bằng là việc vô cùng quan trọng. Đồng thời với đó chúng ta cũng cần hạn chế sử dụng kháng sinh bất hợp lý vì nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp và làm mất cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột, tạo điều kiện cho các vi sinh vật gây bệnh tấn công heo. 

 

»› Kháng kháng sinh và những điều bạn cần biết

 

“Việc quản lý hệ vi sinh vật đường ruột cho heo con nên bắt đầu từ lúc heo mẹ mang thai, vì một heo nái với hệ vi sinh vật cân bằng, tối ưu sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới heo con và ngược lại.”

 

Tóm lại, việc phân tích sức khỏe đường ruột cho quần thể heo trong trại nên được xem là một việc làm thiết yếu trong chương trình quản lý sức khỏe tổng thể của đàn heo, nhất là trong những năm tiếp theo đây. Việc nắm được tình hình sức khỏe đường ruột của đàn heo không những giúp chúng ta kiểm soát, ngăn chặn mầm bệnh một cách chủ động mà còn giúp chúng ta chủ động điều chỉnh khẩu phần ăn, công thức thức ăn sao cho phù hợp với heo của trại mình.

 

»› Chẩn đoán - điều trị bệnh E.coli trên heo con theo mẹ

 

Tiến Dũng biên dịch.
(theo pig333)    

Ý kiến bạn đọc (4) | Viết bình luận
Bình luận như khách
Hoặc đăng nhập để bình luận
0 / 3000 Giới hạn ký tự
Chuỗi của bạn nên trong khoảng 10-3000 ký tự
Lưu ý: Bình luận của bạn sẽ phải đợi kiểm duyệt trước khi hiển thị.
Điều khoản & Quy định.

 

LIÊN HỆ

VietDVM - Trang thông tin và kiến thức
chăn nuôi thú y uy tín và lớn nhất Việt Nam

Hotline: 0934-671-388  |  Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

  Bạn đang sử dụng VietDVM v3.6
© Bản quyền thuộc về VietDVM™
Ω Vận hành và khai thác bởi công ty CP Ứng dụng & Truyền thông X7PLUS® JSC
Giấy phép số 391/GP-BTTT cấp bởi Bộ Thông tin và truyền thông.
® Website VietDVM.com đã đăng ký Luật bản quyền quốc tế.    DMCA.com Protection Status

 

 

 

  • VietDVM - Trang thông tin và kiến thức Chăn nuôi Thú y uy tín và lớn nhất Việt Nam

    © Bản quyền 2014 - 2020 thuộc về VietDVM™. ¶ Bạn đang sử dụng VietDVM™ v3.6

    ∩ Giấy phép số 391/GP-BTTT cấp bởi Bộ Thông tin và truyền thông.

    ® Website VietDVM.com đã đăng ký Luật bản quyền quốc tế.

    Ω Vận hành và khai thác bởi Công ty CP Ứng dụng và Truyền thông X7PLUS - X7PLUS® JSC

    VPGD: Tầng 8, tòa nhà Hanoi Creative City, Số 1 Lương Yên, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.

    Email: X7PLUS.jsc@gmail.com | Website: www.X7PLUS.com

  • Liên hệ nội dung & kết nối VietDVM:

    Facebook: @congdongVietDVM | Twitter: VietDVM | Likedin: /in/VietDVM

    Hotline: 0934-671-388 | Email: vietdvm@gmail.com

     

    Liên hệ quảng cáo & hợp tác:

    Tel: 0246-2949-951 | 0934-671-388 | vietdvm@gmail.com

  • logo X7PLUS DMCA.com Protection Status