Bệnh Glasser trên heo (viêm đa xoang)

Published in Bệnh trên Heo
| Ngày13/08/2014

Bệnh Glasser trên heo là một bệnh có mặt khắp nơi trên thế giới và đã gây ra những thiệt hại không hề nhỏ cho ngành chăn nuôi, nhất là từ sau khi bệnh tai xanh (PRRS) hoành hành. Bệnh do vi khuẩn Haemophilus Parasuis (H.parasuis) gây ra cho heo trên mọi lứa tuổi nhưng phổ biến nhất là heo con từ 4-8 tuần tuổi.

 

Tổng quan về vi khuẩn H.parasuis gây bệnh Glasser trên heo

 

H.parasuis là một vi khuẩn gram âm nhỏ thuộc họ Pasteurellaceae, có tất cả 21 chủng khác nhau nhưng không phải chủng nào cũng gây bệnh glasser trên heo. Một số chủng thường xuyên gây bệnh như 4, 5, 13 và 14 có khả năng bảo vệ chéo cho nhau nhưng không đầy đủ (nghĩa là kháng thể của chủng này có thể bảo vệ được con vật khỏi sự tấn công của các chủng còn lại nhưng ngược lại thì chưa chắc). Độc lực của các chủng gây bệnh có liên quan đến lớp vỏ capsid nhưng lớp vỏ này không nhất thiết là yếu tố sinh miễn dịch để bảo vệ cơ thể khỏi các chủng đó. 

Vi khuẩn Haemophilus parasuis gây bệnh glasser
Vi khuẩn Haemophilus parasuis gây bệnh glasser 

Vi khuẩn thường cư trú trên đường hô hấp trên, khi có nguyên nhân làm giảm sức đề kháng như: thời tiết thay đổi hay các yếu tố gây stress vi khuẩn sẽ tăng độc lực gây bệnh Glasser. Người ta thường phân lập được vi khuẩn từ xoang mũi hay hạch amidan của những con lợn bình thường. Ngoài ra còn có thể phân lập được từ quá trình bệnh khác, đặc biệt là viêm phổi.

 

Bệnh Glasse trên heor là một nhiễm khuẩn huyết (vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể và di chuyển theo mạch máu đến các cơ quan đích),

 

Vi khuẩn H. parasuis gây bênh glasser trên heo có thiên hướng thích tăng trưởng trên bề mặt màng thanh dịch như màng bụng, màng phổi, màng tim, khớp, màng não.

 

Vi khuẩn H.parasuis gây bệnh viêm đa xoang (Glasser) như thế nào?

 

Vi khuẩn H.parasuis gây bệnh glasser trên heo có thể từ môi trường xâm nhập vào cơ thể rồi khu trú tại đường hô hấp trên của heo như xoang mũi hay hạch amidan và không gây bệnh. Cho đến khi các yếu tố stress như thay đổi thời tiết, di chuyển đàn, dịch PRRS, cúm heo hay circo...xuất hiện và tấn công cơ thể heo làm cho hệ thống miễn dịch của cơ thể suy yếu, từ đó vi khuẩn tăng độc lực và di chuyển vào máu đến các cơ quan đích.  

 Cơ chế sinh bệnh của vi khuẩn Haemophilus parasuis
Cơ chế sinh bệnh của vi khuẩn Haemophilus parasuis

Các cơ quan đích mà H.parasuis hướng đến là các màng bao, các xoang trong cơ thể như màng não, màng bụng, màng phổi, màng tim, khớp. Tại đó, vi khuẩn gây tổn thương bằng các ổ viêm có chứa dịch rỉ viêm, sợi fibrin...rồi ngăn cản các cơ quan trên thực hiện chức năng sinh lý bình thường dẫn đến các hiện tượng bệnh lý như rối loạn vận động, khó thở, run, sốt...Trong đó, khi vi khuẩn tấn công vào não và màng não rồi gây viêm tại đây là nguy hiểm nhất vì khi đó, hệ thống thần kinh trung ương của vật bị tổn thương nghiêm trọng và khả năng gây chết là cao và nhanh nhất.

 

Triệu chứng, bệnh tích của bệnh Glasser trên heo:

 

 * Trường hợp cấp tính của bênh Glasser trên heo:

 

Heo mắc bệnh rất nhanh, sốt 40 – 41 độ C, bỏ ăn, khó thở và thở nhanh. Một biểu hiện đặc trưng là ho ngắn 2 –3 cái. Một số trường hợp heo chết đột ngột và có các triệu chứng thần kinh do viêm não. Các triệu chứng khác tùy thuộc vào cơ quan đích mà vi khuẩn tấn công. 

Heo mắc bệnh glasser bị sưng khớp-đi lại khó khăn
Heo mắc bệnh glasser bị sưng khớp đi lại khó khăn 

 Màng phổi và xoang ngực viêm - có dịch và fibrin bám dính

Màng phổi và xoang ngực viêm - có dịch và fibrin bám dính trong bệnh Glasser 
Màng phổi và xoang ngực viêm - có dịch và fibrin bám dính trong bệnh glasser
Màng phổi và xoang ngực viêm - có dịch và fibrin bám dính trong bệnh glasser 
Viêm đa xoang (bụng và xoang ngực bị viêm)
Viêm đa xoang (bụng và xoang ngực bị viêm) 
Viêm màng bao tim trong bệnh glasser
Viêm màng bao tim trong bệnh glasser 
Viêm màng phổi trong bệnh glasser
Viêm màng phổi trong bệnh glasser  
Heo mắc bệnh Glasser: gan bị viêm
Heo mắc bệnh Glasser: gan bị viêm 
Viêm khớp có dịch trong bệnh Glasser
Viêm khớp có dịch trong bệnh Glasser 

* Trường hợp bện Glasser mãn tính:

 

Heo mắc bệnh glasser mãn tính thường nhợt nhạt và phát triển chậm. Tỷ lệ nhiễm bệnh khoảng từ 5 – 15%. Khi viêm màng bao tim kéo dài có thể gây chết. Khi phát hiện cần loại thải sớm để giảm nguồn bệnh.

 

Các bước xử lý khi trại nhiễm bệnh Glasser

 

Khi phát hiện trong trại bắt đầu có heo ốm, bỏ ăn ta cần chẩn đoán càng sớm càng tốt xem có phải là heo bị bệnh glasser hay không.

 

Trước tiên ta tìm hiểu dịch tễ xem khu vực xung quanh có bị nhiễm mầm bệnh glasser hay chưa do vi khuẩn H.parasuis có khả năng lây nhiễm qua đường hô hấp nên việc xem xét dịch tễ cũng là 1 trong những căn cứ quan trọng để chẩn đoán bệnh sớm. Sau đó dựa vào các triệu chứng điển hình của bệnh như đã nêu ở trên xem heo có biểu hiện triệu chứng bệnh hay không, tiếp đến nếu chưa chắc chắn ta có thể mổ khám heo bệnh để quan sát tiếp các bệnh tích trên các cơ quan đích mà vi khuẩn có thể tấn công như các xoang, các màng bao trong cơ thể. 

 

Tại bước này ta cần chú ý chẩn đoán phân biệt giữa bệnh glasser với các bệnh khác như suyễn heo hay APP (viêm phổi màng phổi). Đối với APP cả 2 bệnh đều có triệu chứng ho và màng phổi bị viêm có fibrin nhưng đối với bệnh glasser ngoài ra còn có dịch rỉ viêm và fibrin đóng tại các màng bao và các xoang khác trong cơ thể như não, bụng. khớp,...

 

Cuối cùng, nếu có điều kiện hay muốn biết chính xác nhất ta có thể sử dụng các phương pháp chẩn đoán bệnh glasser trên heo trong phòng thí nghiệm như: phương phát ELISA, PCR, huyết thanh hoặc phân lập để xác định chắc chắn bệnh. 

 

Khi đã xác định đúng là heo bị bệnh glasser, ta tiến hành điều trị ngay:

 

- Bước 1: Tách những con ốm (những con có biểu hiện của bệnh glasser trên heo) ra 1 chỗ riêng biệt.

 

- Bước 2: Tiêm kháng sinh liều cao cho toàn đàn (Tiêm liều cao để hàm lượng thuốc có thể tác dụng đến tận xoang não và xoang khớp - những nơi có ít mạch máu đi tới). Các kháng sinh nhạy cảm với H.parasuis có thể dùng là: amoxicillin, ampicillin, oxytetracycline hay penicillin hoặc penicillin tổng hợp... (tùy thuộc vào dịch tễ vùng đó nhạy nhất với loại kháng sinh nào hay đã kháng với loại kháng sinh nào mà sử dụng cho phù hợp).

 

 Liệu trình tiêm tùy thuộc từng loại kháng sinh nhưng thường là 3-5 ngày.

 

- Bước 3: Trộn kháng sinh 1 tuần liền ngay sau khi hết liệu trình tiêm.

 

- Bước 4: điều chỉnh lại tiểu khí hậu chuồng nuôi như giảm mật độ nuôi, tăng thông thoáng chuồng nuôi, lưu ý khi vận chuyển heo, giảm các yếu tố gây stress, kiểm soát tốt PRRS, circo, cúm heo...

   

 (Còn nữa ...) 

VietDVM team

Ý kiến bạn đọc (1) | Viết bình luận
Bình luận như khách
Hoặc đăng nhập để bình luận
0 / 3000 Giới hạn ký tự
Chuỗi của bạn nên trong khoảng 10-3000 ký tự
Lưu ý: Bình luận của bạn sẽ phải đợi kiểm duyệt trước khi hiển thị.
Điều khoản & Quy định.

 

LIÊN HỆ

VietDVM - Trang thông tin và kiến thức
chăn nuôi thú y uy tín và lớn nhất Việt Nam

Hotline: 0934-671-388  |  Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

  Bạn đang sử dụng VietDVM v3.6
© Bản quyền thuộc về VietDVM™
Ω Vận hành và khai thác bởi công ty CP Ứng dụng & Truyền thông X7PLUS® JSC
Giấy phép số 391/GP-BTTT cấp bởi Bộ Thông tin và truyền thông.
® Website VietDVM.com đã đăng ký Luật bản quyền quốc tế.    DMCA.com Protection Status

 

 

 

  • VietDVM - Trang thông tin và kiến thức Chăn nuôi Thú y uy tín và lớn nhất Việt Nam

    © Bản quyền 2014 - 2020 thuộc về VietDVM™. ¶ Bạn đang sử dụng VietDVM™ v3.6

    ∩ Giấy phép số 391/GP-BTTT cấp bởi Bộ Thông tin và truyền thông.

    ® Website VietDVM.com đã đăng ký Luật bản quyền quốc tế.

    Ω Vận hành và khai thác bởi Công ty CP Ứng dụng và Truyền thông X7PLUS - X7PLUS® JSC

    VPGD: Tầng 8, tòa nhà Hanoi Creative City, Số 1 Lương Yên, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.

    Email: X7PLUS.jsc@gmail.com | Website: www.X7PLUS.com

  • Liên hệ nội dung & kết nối VietDVM:

    Facebook: @congdongVietDVM | Twitter: VietDVM | Likedin: /in/VietDVM

    Hotline: 0934-671-388 | Email: vietdvm@gmail.com

     

    Liên hệ quảng cáo & hợp tác:

    Tel: 0246-2949-951 | 0934-671-388 | vietdvm@gmail.com

  • logo X7PLUS DMCA.com Protection Status